Establishing or replenishing emergency savings (Vietnamese)

Tạo hay bồi đắp quỹ tiết kiệm khẩn cấp

Đối Phó với COVID-19

Nhiều người tiêu thụ lâm vào tình trạng có ít hay không có tiền tiết kiệm trong thời kỳ khủng hoảng COVID-19, còn những người khác bị kiệt quệ trong cố gắng cầm cự sau khi mất việc. Bản hướng dẫn này gồm có mục đích, và kế toán tiền cho quỹ khẩn cấp, những điều cần suy xét khi chọn cất tiền tiết kiệm ở đâu, các chỉ dẫn và hỗ trợ để giúp quý vị đạt được mục tiêu, và cung cấp một danh sách các công cụ của FinTech để giúp người tiết kiệm đi đúng hướng.

Many consumers went into the COVID-19 crisis with little or no savings, while others depleted theirs trying to stay afloat after losing their jobs. This guide covers the purpose of, and target balance for, an emergency fund, what to consider when choosing where to keep your fund, tips and inspiration to help you reach your goal, and a list of some FinTech tools that can help savers get and stay on track.

Establishing or replenishing emergency savings (Vietnamese)

Publication Series

Download File

PDF files may contain outdated links.

Establishing or replenishing emergency savings (Vietnamese)
File Name: saving_COVID_2020_VN.pdf
File Size: 0.63MB

Languages Available

Table of Contents

Tạo một “quỹ khẩn cấp” luôn luôn là bước cần thiết để đạt được sự an toàn tài chánh, và đại dịch coronavirus gây ra một số lượng người thất nghiệp rất cao, nhắc nhở cho chúng ta rằng có tiền lúc khẩn cấp thật là quan trọng. Nếu quý vị lâm vào tình trạng kinh tế khủng hoảng mà không có tiền trong quỹ tiết kiệm, hay phải sống nhờ vào sự tài trợ để qua hạn đen, tạo hay bồi đắp một quỹ tiết kiệm khẩn cấp phải là ưu tiên hàng đầu trong các danh sách “cần làm” của quý vị về tài chánh ngay sau khi tình trạng kinh tế của quý vị ổn định trở lại.

Lý do cần có một quỹ khẩn cấp

Mục đích của quỹ khẩn cấp là để trang trải cho chi phí lúc cấp thiết, đột biến, như hóa đơn chữa bệnh bất ngờ, sửa xe hư nặng, dọn đi đột ngột, hay bị thất nghiệp lâu, không trả được các chi phí cần thiết (như tiền nhà hay tiền nợ xe) hoặc bị (đi xâu thêm) vào nợ nần. Đây là “8 Lý Do Quý Vị Cần Một Quỹ Khẩn Cấp”.

Mục tiêu tiết kiệm tiền của quý vị tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ lợi tức và khái niệm về rủi ro của quý vị. Theo một cuộc nghiên cứu, mục tiêu tiết kiệm phải là $2,467 cho gia đình có lợi tức thấps. Hầu hết các chuyên gia đề nghị là nên để dành tiền tương đương với chi phí đời sống từ ba đến sáu tháng tùy theo hoàn cảnh của quý vị.

Ngay cả $500 cũng đủ để giúp quý vị qua khỏi một vài trường hợp khẩn cấp, để dành một khoản tiền bất kể ít nhiều mỗi tuần hay khi được trả lương. Đặt mục tiêu có thể đạt được để quý vị dành dụm theo thời gian. Trang America Saves đưa ra “38 Lý Do Quý Vị Cần Có Trong Quỹ Khẩn Cấp Ít Nhất là $500”.

Giữ Tiền Tiết Kiệm Ở Đâu

Quỹ tiết kiệm khẩn cấp của quý vị phải là:

  • Linh động—có thể lấy ra nhanh và dễ dàng
  • An toàn—Không gặp rủi ro bị trộm hay bị mất trong hỏa hoạn hay các tai họa khác, được bảo hiểm nếu ngân hàng hay ngân hàng công đoàn bị phá sản, và được bảo vệ khỏi sự ham muốn tiêu nó cho các trường hợp không khẩn cấp khác.
  • Ổn định—không bị lên xuống (như xáo động theo thị trường chứng khoán)
  • Tách biệt—không giữ trong cùng một trương mục tiết kiệm được dùng cho các mục đích khác, như đi nghỉ hè, mua xe hay tiền về hưu.

Một trương mục bình thường là chỗ tốt để cất tiền tiết kiệm khẩn cấp của quý vị vì:

  • Quý vị dễ rút tiền ra hay chuyển tiền tới trương mục ngân phiếu liên kết để trả cho các chi phí khẩn cấp (thường được cho chuyển tới sáu lần mỗi tháng, nhưng có các điều lệ ngắn hạn mới trong thời đại dịch: New Rule Change Makes Savings Accounts More Attractive).
  • Trong đa số trường hợp, các trương mục được chính phủ bảo hiểm lên đến $250,000 nếu ngân hàng (Deposit Insurance) hay ngân hàng công đoàn (Share Insurance) bị phá sản.
  • Số tiền để dành của quí vị được trả tiền lãi. (So sánh lãi xuất trong đây [DepositAccounts.com], tại đây [Bankrate.com] và đây [NerdWallet.com].)

Trương mục “Money Market Account” (MMA) cũng là một lựa chọn tốt khác vì nó trả lãi xuất cao hơn và thường cấp cho thẻ khấu trừ (debit card) liên kết với trương mục quý vị dùng giống như thẻ tín dụng khi khẩn cấp (tiền sẽ được rút ra trực tiếp từ trương mục của quý vị). Tuy nhiên, các trương mục này buộc phải có số tiền ký gởi tối thiểu cao hơn và có thể tính lệ phí. Xem trang Bankrate.com để biết thêm về lãi xuất và các chi tiết.

Vì lãi xuất cho các trương mục tiết kiệm quá thấp, nên còn quan trọng hơn nữa khi quý vị suy xét về các lệ phí trước khi chọn một trương mục. Cố gắng tìm một trương mục không có lệ phí bảo trì và không có hay có lệ phí thấp. Trang ValuePenguin đưa ra một loạt các loại lệ phí quý vị có thể gặp cùng với các thí dụ thực tiễn. Trang The Balance cho các lời khuyên để tìm các trương mục miễn phí.

Một mẹo chỉ dẫn: Coi qua các ngân hàng công đoàn. Vì do các thành viên hợp tác làm chủ, ngân hàng công đoàn (credit unions) thường có lệ phí thấp và có các điều lệ thân thiện hơn với người tiêu thụ so với các ngân hàng truyền thống. (Hơn nữa, quý vị có thể được trúng số mỗi lần ký gởi $25 vào trong trương mục tiết kiệm của quý vị qua Quỹ Tiết Kiệm để Thắng [Save to Win]!) Để tìm một ngân hàng công đoàn quý vị đủ tiêu chuẩn gia nhập, vào trang aSmarterChoice.org. Các ngân hàng địa phương trong cộng đồng có thể cũng là một lựa chọn tốt khác (Local community banks).

Một khi tiền trong quỹ tiết kiệm khẩn cấp được tích lũy nhiều hơn, quý vị nên nghĩ đến tìm các chỗ khác giữ tiền có sinh lời nhiều hơn trong số tiền quý vị hiện có. Tìm một số ý tưởng trong “4 Nơi Giữ Quỹ Tiết Kiệm Khẩn Cấp Của Quý Vị,” ở trang Discover.

Nếu không muốn mở một trương mục tiết kiệm, hay nếu quý vị không thể mở được vì có các vấn đề về trương mục trong quá khứ, một thẻ trả tiền trước (prepaid card) với lệ phí thấp và có các tính năng quyến rũ cũng như cung cấp sự bảo vệ người tiêu thụ vững chắc có thể đó cũng là một cách tốt khác. Để biết thêm về cách chọn và dùng thẻ trả trước, vào trang mạng của Consumer Financial Protection Bureau (CFPB).

Nên chuẩn bị

Nếu quý vị chỉ để dành $5 mỗi tuần kể từ tháng sáu 2009, khi Kinh Tế Suy Thoái chấm dứt, quý vị đã có hơn $2,600 tiền để dành bắt đầu từ tháng ba 2020 khi kinh tế bị đình trệ vì đại dịch COVID-19.

Nên chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tài chánh kế tiếp bằng cách bắt đầu tạo quỹ tiết kiệm khẩn cấp ngay bây giờ!

Các mẹo chỉ dẫn tiết kiệm

Có nhiều phương cách để tiết kiệm nhanh và dễ hơn. Một trong các kế sách hữu hiệu nhất là cất đi tiền thuế trả về và các số tiền ngẫu nhiên khác để tiến một bước dài đạt đến nhanh mục tiêu quí vị muốn. Trang SaveYourRefund cung cấp các tin tức và phần thưởng cho người tiết kiệm.

Một cách tiết kiệm qua đường điện toán mà hầu như tất cả các chuyên gia đều khuyên: Ký gởi tiền tự động. Nếu quý vị dàn xếp chuyển một số tiền trong số tiền lương trực tiếp đến quỹ tiết kiệm khẩn cấp và số còn lại vào trong trương mục ngân phiếu của quý vị. Hay, quý vị có thể đặt thời khóa biểu để tiền trong trương mục ngân phiếu tự động vào trong quỹ tiết kiệm – thí dụ, chuyển vào $50 sau ngày được trả lương.

Để biết thêm chi tiết về ký gởi tiền tự động, đọc:

Để biết thêm chỉ dẫn và cảm hứng tiết kiệm, coi qua các nguồn sau:

Các công cụ tiết kiệm

Các công cụ trên mạng điện toán giúp quý vị bắt đầu tiết kiệm và đi đúng hướng.

Ghi danh vào Trại Tiết Kiệm Nghiêm Túc, khóa học trên email về 6 bước giúp quý vị trên hành trình tiết kiệm.

Hứa tiết kiệm với trang America Saves và nhận được các tin tức, lời khuyên, chỉ dẫn cũng như nhắc nhở để giúp quý vị đạt được mục tiêu cho quỹ tiết kiệm khẩn cấp.

Trang MySavingsJar (hũ tiết kiệm) của cơ quan AARP là cộng đồng trên mạng điện toán miễn phí và có các nguồn giúp đỡ cho quý vị tự làm, trang này được khai triển để giúp những người lớn tuổi có lợi tức thấp và gia đình của họ tiết kiệm tiền cho những chi phí bất ngờ.

Trang SaveAndInvest.org cung cấp một kế hoạch hành động cho quỹ tiết kiệm khẩn cấp và có phần “Tools and Resources” (Công cụ và Nguồn) cung ứng máy tính tiền tiết kiệm, bảng tính và nhiều thứ khác.

Ứng dụng FinTech—là phần mềm tài chánh cá nhân cho máy điện thoại di động hay máy tính bảng của quý vị--nó tương tự như có thêm hộp dụng cụ cho người tiết kiệm.

Một ứng dụng phổ thông là “round-up,” (làm tròn), nó giúp quý vị tiết kiệm “tiền thối lại” từ các chi tiêu bằng thẻ tín dụng và thẻ khấu trừ. Thí dụ, nếu quý vị mua bánh mì kẹp giá $4.25 bằng thẻ khấu trừ, ứng dụng này sẽ làm tròn số tiền trả lên tới đồng tiền kế (trong trường hợp này là $5) và chuyển phần tiền thối lại (trong trường hợp này là 75 xu) vào quỹ tiết kiệm cho quý vị.

Học hỏi thêm trong trang của Forbes “5 Ứng Dụng Làm Tròn Tốt Nhất Cho Tiết Kiệm Tiền”. Một số ngân hàng có dịch vụ làm tròn cho thân chủ của họ; nên hỏi ngân hàng hay ngân hàng công đoàn của quý vị.

Một ứng dụng phổ thông khác là quản lý ngân quỹ. Tiết kiệm sẽ dễ dàng hơn khi quý vị biết quản lý. Nếu cần giúp đỡ, nên coi qua danh sách các ứng dụng tốt nhất để quản lý ngân quỹ, xem trang NerdWallet.

SaverLife là ứng dụng có thưởng cho quỹ tiết kiệm của quý vị.

Để biết thêm chi tiết, bao gồm quý vị cần nên suy xét điều gì khi chọn một ứng dụng và cách giữ an toàn khi dùng FinTech, đọc bài “Cải Thiện Tình Trạng Tài Chánh của Quý Vị với FinTech: Hướng dẫn người mới dùng ứng dụng (apps) tài chánh cá nhân” của Cơ Quan Consumer Action.

Published / Reviewed Date

Published: January 07, 2021

Download File

Establishing or replenishing emergency savings (Vietnamese)
File Name: saving_COVID_2020_VN.pdf
File Size: 0.63MB

Sponsors

WellsFargoLogo   Tài trợ bởi Wells Fargo.

Notes

Cẩm nang này do Dự Án Hướng Dẫn COVID-19 của Cơ Quan Consumer Action biên soạn.

Tìm tất cả tài liệu của dự án tại đây: COVID-19 Educational Project

Filed Under

COVID-19 Pandemic   ♦   Money Management   ♦  

Copyright

© 2020 –2024 Consumer Action. Rights Reserved.

 

Tags/Keywords

 
 

Quick Menu

Facebook FTwitter T